Cha mẹ việt nên quen dần việc nuôi con không phải để “dưỡng già”

Tôi ᵭồng ý với quan ᵭiểm của tác giả bài viết Tôi sẽ lập hội bạn già ᵭể nương tựa nhau, ⱪhông phiḕn con cháu. Cha mẹ nuôi con ⱪhông phải vì mục ᵭích lấy con cái ᵭể “dưỡng già”.

Cha mẹ cứ chăm lo  cho con cái ăn học ᵭầy ᵭủ, ᵭúng trách nhiệm và nghĩa vụ. Đến lúc vḕ hưu là phải nghĩ ᵭến bản thȃn và chủ ᵭộng  cho hậu sự của mình. Chúng ta cần tích lũy tài chính, có thể chia sẻ cho các con nếu dư dả, còn ⱪhông thì nhất ᵭịnh phải có vṓn ᵭể dưỡng già phòng thȃn. Cha mẹ cứ nghĩ hết lòng vì con thì con cái sẽ hiếu thảo chăm sóc bṓ mẹ lúc bṓ mẹ ṓm ᵭau nhưng  nước mắt chảy xuôi là ᵭạo lý. Bṓ mẹ luôn nghĩ và thương cho con cái. Các con phải ᵭi làm ⱪiếm tiḕn, phải phấn ᵭấu  cho bản thȃn. Nếu mình chẳng may ṓm ᵭau nhẹ thì việc con cái chăm sóc cũng ⱪhông sao. Nhưng nếu mình ṓm ᵭau liệt giường hàng năm trời thì có phải mình là gánh nặng  cho con cái ⱪhông?

Con cái thuê người chăm sóc thì áy náy, mà tự chăm sóc thì sinh hoạt ᵭảo lộn, công việc làm ăn bê trễ, và ⱪhông ⱪhí gia ᵭình cũng ᴜ ám.

Tôi tuy chưa ᵭến tuổi vḕ hưu nhưng tôi nghĩ sẽ tích lũy tiḕn ᵭể có ᵭiḕu ⱪiện vào một nhà dưỡng lão tầm trung trở lên, trong ᵭó mình có bạn ᵭể trò chuyện, có người chăm sóc mình lúc ṓm ᵭau. Con cái rảnh rỗi thì vào thăm bṓ mẹ, còn bṓ mẹ ⱪhỏe thỉnh thoảng vḕ thăm con cháu. Tôi chả trách con cháu bất hiếu nếu tôi vào trại dưỡng lão sṓng tuổi già. Và tôi cũng chả sợ người ᵭời gièm pha. Cuộc sṓng của tôi thì tôi phải lo thế nào  cho thuận tiện nhất.

XEM THÊM:

Tiếng khóc nghẹn của cha mẹ tuổi 70: “Nhờ con dưỡng già không bằng BÁN THÂN dưỡng lão còn hơn

Câu nói chứa đựng cả sự tỉnh tháo nhìn thấu lòng người, vừa đầy thất vọng của cha mẹ vì những đứa con trai.

Cha mẹ hy sinh những gì tốt nhất để giúp đỡ con cái là một nghĩa cử cao đẹp nhưng đó không phải sự trả giá đơn phương mà cần nhận được lòng trân trọng và biết ơn từ phía còn lại. Người ta có câu: “Trước sáu mươi tuổi, chúng ta có thể sống vì sự nghiệp, vì gia đình, vì con cái nhưng người sau sáu mươi tuổi, tốt nhất nên sống vì chính mình.” Thay vì một mực chờ mong con cháu do mình dưỡng già, bản thân những người đã đi qua độ tuổi trung niên cần phải biết cách tự chăm sóc bản thân. Mà để làm được điều đấy, điều cần thiết nhất đó chính là độc lập về tài chính của riêng mình.
Rất nhiều cha mẹ luôn muốn dành toàn bộ những gì tốt nhất cho con cái mà quên mất bản thân mình. Thế nhưng, sự bao bọc quá mức sẽ chỉ khiến con cái thế hệ đời sau trở nên dựa dẫm mà không thể tự lực phát triển được. Chính vì vậy, càng trải qua nhiều năm tháng, chúng ta phải học cách buông tay để con cháu phát triển bản thân và lên kế hoạch cho tuổi già của mình.
Đây là một đạo lý đơn giản mà người nào sáng suốt đều có thể nhận ra. Thế nhưng, tình cảm luôn có sức mạnh để làm lu mờ lý trí. Câu chuyện về đôi vợ chồng già ở tuổi 70 sau đây chính là minh chứng rõ ràng cho tình huống ấy.

Tại một tỉnh thành nhỏ ở Trung Quốc, có một gia đình họ Lâm tương đối khá giả. Cha Lâm mẹ Lâm sinh được ba đứa con trai, vất vả nuôi lớn rồi dựng vợ gả chồng, dần dần đều có gia đình riêng. Người anh cả trưởng thành sớm nhất, ra ngoài làm ăn kinh doanh đầu tiên và đưa vợ con lên thành phố lớn để học tập và sinh sống. Do lễ Tết mới có dịp gặp nhau, tình cảm giữa cha mẹ với con cái, giữa anh em trong nhà cũng dần trở nên lạnh nhạt. Đến khi hai người con trai của anh cả cũng bắt đầu đến tuổi kết hôn, yêu cầu sính lễ và điều kiện nhà cửa ổn định, dưới áp lực tài chính nặng nề, người anh cả bắt đầu tham lam và dòm ngó đến ngôi nhà của cha mẹ ở quê.

Anh ta tự nhủ rằng: “Căn nhà ba tầng nhiều phòng như thế, để mỗi hai cụ ở một mình không dùng đến thì đúng là lãng phí. Không biết chừng, một ngày nào đó hai cụ lại cho luôn các em sinh sống quanh vùng đó thì chính mình lại chẳng có chút lợi ích nào.” Chính vì suy nghĩ như thế, ngày sáng hôm sau, người anh cả vội vội vàng vàng trở về nhà để tìm cách thuyết phục bố mẹ.

Bấy giờ, hai ông bà đã qua cái tuổi 70 thấy con cái về thăm cha mẹ mà mừng rớt nước mắt. Thế nhưng nước mắt còn chưa kịp rơi hết, họ đã chết lặng khi nghe con cả để lộ ý định của mình. Anh ta không ngừng kể tốt về hai đứa con trai, thuyết phục ông bà sang tên ngôi nhà cho các cháu để chúng có của ăn của để, mà lấy vợ và lập nghiệp về sau.

Nghe vậy, hai ông bà đều rơi vào suy tư, không nói nên lời. Không phải họ luyến tiếc gia tài với con cháu mà chỉ không ngờ rằng, đứa con trai cả của mình lại đòi chia gia sản ngay khi bố mẹ còn chưa qua đời. Sau một lúc lâu im lặng, người mẹ già mới ngẩng đầu lên hỏi con trai: “Cái nhà này để lại cho ba bố con anh, vậy hai thân già này sẽ ở chỗ nào đây?”.

Anh con trai cả vội vàng đáp lời: “Đằng nào bố mẹ cũng có tiền lương hưu, tuổi tác cũng lớn rồi, không bằng hai người dọn ra viện dưỡng lão ở cho có bạn có bè mà vui hơn.”

Nghe câu trả lời như vậy, người mẹ già suýt thì tức đến ngất đi. Bà lập tức đuổi con trai cả ra khỏi cửa rồi nói trong tiếng khóc nghẹn: “Nhờ con dưỡng già không bằng bán cái thân này dưỡng lão còn hơn.”

Anh con trai cả bị bố mẹ đuổi đi thì hậm hực quay về thành phố. Không từ bỏ ý định, anh ta không ngừng gọi điện về nhà nửa thuyết phục, nửa ép buộc cha mẹ già nhưng đều không nhận được sự đồng ý. Thế là vài tháng sau, anh ta lại đích thân về quê một lần nữa. Vậy nhưng, khi về đến trước cửa nhà, anh ta giật mình nhận ra cha mẹ đã không còn ở đó nữa mà thay vào đấy, một cặp vợ chồng trẻ lạ mặt đã chuyển tới đây. Anh con trai cả tức giận tiến đến chất vấn thì mới biết tin, cha mẹ mình đã tự tay bán đi ngôi nhà ở cả đời người rồi chuyển vào viện dưỡng lão sống.

hóa ra, sau chuyện như vậy, đôi vợ chồng già đau khổ phát hiện ra rằng, mình không thể cứ trông chờ vào các con dưỡng già được. Chẳng bằng chủ động bán luôn ngôi nhà cho ba đứa con trai đỡ phải tranh nhau, rồi cùng chuyển đến nơi khác sống cho yên ổn và an lành. Số tiền bán nhà được hai ông bà gửi trong ngân hàng, đến bao giờ qua đời sẽ trở thành tài sản kế thừa được chia đều cho cả ba đứa con trai, không ai hơn ai một xu nào cả.

Đằng sau hành động đó không chỉ là sự tỉnh táo và hiểu thấu về lòng người mà còn chứa đựng cả sự đau khổ, thất vọng trước hành động của chính đứa con trai mà mình rứt ruột đẻ ra, yêu thương chăm sóc mãi đến ngày khôn lớn. Rơi vào tình huống như vậy, cho dù người cha người mẹ thương yêu con cái đến mấy cũng không thể không chạnh lòng, sầu bi mà đưa ra quyết định lạnh lùng.

Nhìn cách giáo dục con của người Mỹ, tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ: Con gái tôi 15 tuổi chưa bao giờ hỏi giúp làm việc nhà.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *