Tại sao kiêng thăm bà đẻ? Thăm bà đẻ và những điều cần tránh

Dân gian có nhiều điều kiêng kỵ truyền lại cho con cháu đời sau. Một trong số đó là kiêng thăm bà đẻ. Bài viết này sẽ giải đáp cho các bạn những thắc mắc xoay quanh câu hỏi tại sao kiêng thăm bà đẻ.

1. Tại sao lại kiêng đi thăm bà đẻ?

Có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Quan niệm dân gian từ xưa tới nay có một điều kiêng kỵ là đi thăm bà đẻ mặc dù sinh nở là điều đáng mừng. Điều này cũng đang nhận được hai luồng ý kiến trái chiều.
 Tại sao kiêng thăm bà đẻ?

1.1 Quan điểm của người xưa

Xét theo quan niệm dân gian, người ta kiêng thăm bà đẻ khi vừa mới sinh xong, đặc biệt là không thăm vào ngày đầu tháng. họ cho rằng thăm gái đẻ sẽ đem tới vận xui rủi, đen đủi cho bản thân, thăm đầu tháng thì đen cả tháng, đầu năm thì giông cả năm. Những quan niệm xưa về câu hỏi tại sao kiêng thăm bà đẻ:

  • Người làm kinh doanh: thăm gái đẻ sẽ đem lại may mắn nhưng chỉ khi em bé được đầy một tháng.
  • Người đang có thai: em bé trong bụng và em bé mới sinh sẽ ghen tị nhau, em bé sinh sau sẽ không được may mắn.
  • Nam giới, người lái xe: gặp nhiều điều xui xẻo.

Đó là những quan niệm xưa cũ, người ta lấy đó làm lý do để từ chối khéo khi khách tới nhà, dần dần nó ăn sâu vào tiềm thức của đa số mọi người Việt.
 Lý do tại sao không nên thăm bà đẻ

1.2 Quan điểm của khoa học

Đi ngược lại với quan niệm dân gian, Y học có cách giải thích khác cho câu hỏi tại sao kiêng thăm bà đẻ. Phụ nữ mới sinh xong cơ thể thường yếu ớt, mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi nhiều. Em bé sơ sinh cần được ngủ nhiều, khách đến thăm với mong muốn xem mặt, chơi cùng em bé. Thế nhưng khi con còn quá nhỏ như vậy thì vẫn chưa biết hóng chuyện mà ngược lại sẽ ngủ rất nhiều.

Bà đẻ cần cho con bú nhiều lần trong ngày, cho con bú trước mặt người ngoài sẽ không tiện và gây khó xử. hơn nữa sau sinh người mẹ thường có tâm trạng không ổn định, nhiều người còn bị trầm cảm sau sinh. Như thế sẽ khó vui vẻ mà tiếp khách đến thăm được. Mẹ cần nghỉ ngơi nhiều để phục hồi cơ thể, cần có không gian yên tĩnh cho cả mẹ và con, khách đến chơi sẽ không tiện.

2. Cần tránh những gì khi thăm bà đẻ?

2.1 Quan niệm dân gian về giải xui sau khi thăm bà đẻ

Ngoài những lý do giải thích cho câu hỏi tại sao kiêng thăm bà đẻ thì người xưa còn truyền lại một số mẹo giải xui khi bạn lỡ thăm bà đẻ, chẳng hạn:

  • Tắm và xông: xông một số loại thảo dược có thể tẩy uế, giải xui xẻo, đặc biệt là người kinh doanh buôn bán.
  • Ăn trứng lộn: ông bà ta cho rằng trứng lộn sẽ giúp tẩy vận đen sau khi đi thăm bà đẻ.
  • Đốt xông: trước khi vào trong nhà, sử dụng giấy, rơm, bột xông,…để đốt và bước qua vài vòng để giải đen đủi.
  • Đi chùa, đền: đây là những nơi thanh tịnh, yên tĩnh, sẽ giúp bỏ đi những điều không may mắn.

2.2  Một số lưu ý khi thăm bà đẻ

Ngoài câu hỏi tại sao kiêng thăm bà đẻ thì nhiều người còn thắc mắc rằng thăm bà đẻ cần lưu ý những điều gì. Đi thăm bà đẻ và những lưu ý quan trọng:

  • Không nên nói to để ảnh hưởng đến em bé mới chào đời.
  • Không nên nói và làm điều không tốt, gây ảnh hưởng tới cảm xúc của bà đẻ, đừng bắt họ phải làm như thế này, thế kia vì sẽ khiến cảm xúc của họ tệ hơn.
  • Không nên ở lại quá lâu, chú ý thời gian để mẹ và bé được nghỉ ngơi.
  • Người chuẩn bị đi xa nên kiêng thăm bà đẻ.
  • Không nên bế bồng, hôn trẻ để tránh lây nhiễm các bệnh cho trẻ.
  • Kiêng thăm bà đẻ vào đầu tháng, ngày rằm.
  • Không nên chụp ảnh, quay phim.
  • Nên thăm bà đẻ sau khi trẻ tròn một tháng tuổi.

 Lưu ý khi thăm bà đẻ

3. Khi tới thăm em bé đầy tháng

3.1 Nên báo trước khi đến

Dù biết đã qua đầy tháng nhưng bạn vẫn nên báo trước nếu mình tới thăm. Điều này sẽ giúp gia đình họ có sự chuẩn bị vì thời gian đầu sau sinh sẽ là lúc bận rộn, mới mẻ về nhiều thứ. Bà đẻ sẽ không dọn dẹp chu toàn nhà cửa như lúc chưa có con, thời gian của các mẹ mới sinh đều quanh quẩn ở chỗ con. Mọi thứ có thể nói là thật áp lực.

3.2 Đừng tới thăm khi đang ốm

hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa tốt, dễ bị lây nhiễm bệnh. Vì thế bạn cần đảm bảo sức khỏe của bản thân trước khi tới thăm mẹ và bé để tránh điều không may. Đừng ôm hôn hoặc bế em bé quá lâu.

 

3.3 Không cần mang đồ ăn tới để làm quà

Người mới sinh con, đặc biệt là dịp đầy tháng sẽ có rất nhiều đồ ăn. Vì thế bạn không cần đem đồ ăn tới để làm quà. Điều này không phải không đúng mà là nên tinh tế một chút để trong mắt họ, bạn là người chu đáo, hiểu chuyện.

3.4 hỏi han và giúp bà đẻ

Nếu khi bà đẻ vừa mới sinh, cơ thể còn quá yếu ớt, bạn không nên hỏi han nhiều thì giờ đây bạn nên hỏi xem họ cần giúp gì trong ngày đầy tháng em bé. Đây là dịp bận rộn, khó tránh khỏi sai sót nên nếu nhiều người cùng giúp thì sẽ ổn hơn. Nên tâm sự, hỏi han bà đẻ để họ có thể chia sẻ nỗi lòng của mình, giúp họ cảm thấy có người sẻ chia, bầu bạn, bớt buồn tẻ, tủi thân.

4. Kết luận

Bài viết vừa rồi của chúng tôi đã giải đáp thắc mắc cho các bạn về lý do tại sao kiêng thăm bà đẻ. hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về quan niệm dân gian cũng như khoa học. Để từ đây có cách hành xử tinh tế hơn khi người quen, người thân sinh nở.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *