Lời “than thở” của bầu Đức gần 10 năm về trước, giờ đang ứng nghiệm với bóng đá Việt Nam, mà cụ thể là với lứa cầu thủ trẻ là tương lai của bóng đá nước nhà. Đáng buồn thay.
t
“Cách ứng xử không phù hợp” mà ông bầu phố Núi nhắc đến ngày ấy, chính là thứ khiến V.League của bóng đá Việt Nam từ ngày ấy đến tận bây giờ vẫn mang tiếng bởi sự xấu xí của mình. Và nó không ít lần thể hiện trong trận đấu vừa qua của U23 Việt Nam.
“Cách ứng xử không phù hợp” mà bầu Đức nhắc đến ngày nào, chính là những pha bóng như kiểu Văn Trường “thể hiện” ở phút thứ 51 trận đấu đêm qua trước U23 Kuwait. Sau pha đá dứ để bóng trôi hết biên lấy về quả ném biên cho U23 Việt Nam, cầu thủ này bị đối phương chạm nhẹ vào người, để rồi ngay lập tức lăn đùng ra sân lăn lộn, giãy đành đạch như thể vừa bị đấm một cú chí mạng. Không phải đặc sản “ăn vạ” của V.League, thì còn gì vào đây nữa?
Nếu như pha bóng quyết định dẫn đến thất bại của U23 Kuwait cũng cực kỳ “tấu hài” khi thủ thành Abdulrahman Marzouq “kính biếu” bàn thắng cho Bùi Vĩ Hào với pha xử lý lóng ngóng của mình, thì nó cũng chỉ là “lỗi kỹ thuật”, còn những pha phạm lỗi hay ăn vạ của Ngọc Thắng rồi Văn Trường mang đậm màu sắc chủ quan, đến từ thói quen chơi bóng xấu xí.
Mấu chốt quan trọng nhất trong chiến thắng của U23 Việt Nam đến từ tình huống may mắn. Song nếu không có tình huống ấy, không thể chiến thắng, thì “thất bại” của thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn đến từ “thực lực” của các cầu thủ trẻ.
Không chỉ dừng ở những pha bóng xấu xí của các cầu thủ trẻ Việt Nam, trận đấu này cũng thể hiện được “vấn nạn” của V.League, với cú kết thúc của Minh Quang chỉ sau tình huống ăn vạ của Văn Trường có 2 phút. Nhận bóng ở vị trí cách vạch vôi cầu môn U23 Kuwait chưa đầy 6 mét, nhận bóng trong tư thế cực kỳ thuận lợi với trước mặt là khung thành mở toang, ấy vậy mà Minh Quang thay vì chọn cú kết thúc dễ dàng vào lưới trống, lại rê dắt bóng “như Công Phượng”, để rồi cú sút sau đấy bị đối phương cản phá.
Bảo sao trong top 10 ghi bàn mùa giải này ở V.League, chỉ có duy nhất một cầu thủ Việt Nam là Quang Hải. Cứ đá kiểu như Minh Quang thì liệu còn HLV nào dám đặt niềm tin vào các chân sút nội nữa đây? Ừ, V.League mà!
Cũng chung tình trạng với Minh Quang là bộ đôi học trò của HLV Troussier ở đội tuyển Việt Nam – Văn Tùng và Khuất Văn Khang. Phút 15 của trận đấu, ở pha bóng nguy hiểm trong vòng cấm địa đối phương, thay vì tung ra cú kết thúc chính xác thì bộ đôi này không ai chịu nhường ai, để rồi phang luôn vào chân nhau, nằm sân trong sự ngạc nhiên của người hâm mộ đội nhà, cũng như sự buồn cười của đối thủ.
Với các cầu thủ U23 Việt Nam, con đường phía trước vẫn còn rất dài, song với môi trường bóng đá vẫn in đậm sự nghiệp dư như V.League, có lẽ sự thành công như lứa cầu thủ từng cùng chính HLV Hoàng Anh Tuấn “ra biển lớn” ở đấu trường World Cup U20 năm xưa vẫn còn xa lắm, khi vẫn phải ngày qua ngày “lặn ngụp” trong “ao tù vùng trũng”.rong vòng cấm địa của U23 Việt Nam, chắc hẳn không ít người hâm mộ bóng đá nước nhà đang theo dõi trận đấu phải sững sờ, bởi được trải qua trạng thái “déjà vu” – từng trải qua tình huống trước mắt ở đâu đó rồi. Đúng vậy, nó chính là sự hồi tưởng lại pha bóng khởi đầu cho 3 thất bại liên tiếp của đội tuyển Việt Nam trước Indonesia.
Ở Asian Cup 2023, Thanh Bình đã có pha bóng “khó lòng giải thích nổi” khi kéo áo cầu thủ Indonesia trong vòng cấm đội nhà, trong một trận đấu có VAR, và quan trọng nhất là tình huống ấy không quá nguy hiểm đã đánh đổi bằng một quả phạt đền. Ở tình huống của Ngọc Thắng cũng thế, tất cả là tại “cái tay hư”.
Dĩ nhiên không phải Ngọc Thắng hay Thanh Bình “có vấn đề”, bởi thế thì quá lộ liễu. Nguyên nhân dễ giải thích nhất có lẽ là do “quen thế rồi”, bất chấp việc VAR đã len lỏi vào đời sống bóng đá Việt Nam kha khá thời gian.
Ngay tại thời điểm Ngọc Thắng quyết định thực hiện pha phạm lỗi trong vòng cấm địa đội nhà, U23 Việt Nam chỉ sau có một tích tắc đã “mất đi tất cả”. Ở thời điểm nhạy cảm là những phút bù giờ cuối cùng của hiệp thi đấu đầu tiên, vài phút sau pha ghi bàn mở tỷ số của đội nhà trong hoàn cảnh đang có được lợi thế về quân số, hậu vệ U23 Việt Nam đã vứt đi tất cả. Từ “đủ đường lợi”, đội nhà sau pha bóng ấy bị không còn chút lợi thế nào so với đối phương, thậm chí còn phải gánh thêm thiệt thòi về tâm lý.
Với bóng đá thế giới hiện tại, VAR là “ông trời” khi tham gia ngày càng sâu vào những quyết định của trọng tài, bởi ngày càng hiếm hoi những tình huống trên sân qua mặt được “vị trợ lý khó tính” này. Ấy vậy mà từ Thanh Bình, Khuất Văn Khang, Minh Trọng cho đến Ngọc Thắng, VAR có khi chỉ “to bằng cái vung”.
Gần 10 năm trước, bầu Đức từng giải tán sạch đội một HAGL để “dọn đường” cho lứa U19 lên chơi ở V.League. Khi được hỏi tại sao không để lại một vài cầu thủ dạn dày kinh nghiệm để “lót” cho “tụi nhỏ”, ông đã trả lời dứt khoát: “Tao sợ – không phải mấy đứa lính trước nó hư hay gì, mà cách ứng xử không phù hợp với tụi nhỏ, nên cho đi. Chứ tao biết làm thế là đội yếu và khó chứ…”.