Có nhiều quan niệm nuôi dạy con tưởng chừng rất phổ biến nhưng thực chất không còn phù hợp ở hiện tại.
Nuôi dạy ra đứa trẻ hư là một nhiệm vụ dễ dàng. Fredric Neuman, Bác sĩ và Giám đốc Trung tâm Điều trị Lo âu và Ám ảnh (Mỹ), tin rằng đặc điểm nổi bật của một đứa trẻ hư là không sẵn lòng thừa nhận mong muốn của người khác: “Đứa trẻ muốn những gì chúng muốn và thời điểm chúng muốn”.
Khi cha mẹ nuông chiều trẻ quá mức, họ thực sự đang làm hại chúng. Khi trưởng thành, một đứa trẻ như vậy trở thành kẻ thù của chính chúng: nghiện ngập, thiếu trách nhiệm, kém kỹ năng xã hội, ích kỷ, chỉ biết lợi dụng người khác vì lợi ích của mình…
Cách tốt nhất là thiết lập ranh giới, xác định nhiệm vụ của một đứa trẻ, chú ý đến cách cư xử và hành vi của chúng, không cho phép chúng thể hiện bất kỳ sự thiếu tôn trọng nào đối với cha mẹ hoặc người khác.
Sẽ rất có ích nếu dạy một đứa trẻ biết trân trọng sức lao động và cho chúng thấy giá trị của đồng tiền. Ví dụ, cha mẹ có thể giúp con tìm công việc bán thời gian đơn giản, phù hợp lứa tuổi.
Khi cha mẹ nuông chiều trẻ quá mức, họ thực sự đang làm hại chúng. Ảnh minh họa
2. Đưa khoảnh khắc đáng xấu hổ của con lên mạng
Đây là thói quen của nhiều bậc cha mẹ. Vì quá “cuồng” con mà họ có thể đưa bất kỳ khoảnh khắc nào của trẻ lên mạng. Từ việc con ăn uống, ngủ nghỉ, đi chơi, đi học… cho đến cãi lời mẹ, bướng bỉnh, bị dọa đánh… đều được bố mẹ chia sẻ từng ngày trên mạng xã hội. Thoạt nhìn, điều đó có vẻ như bình thường nhưng thực chất lại ẩn chứa rất nhiều nguy cơ.
Một số những khoảnh khắc bố mẹ cần tránh như khi con tắm, khi con làm chuyện riêng tư, những tật xấu của con… hay cả ảnh của các em bé khác, nếu muốn đăng người lớn nên hỏi ý kiến phụ huynh của trẻ. Chưa kể, người xấu có thể lợi dụng điều này để hãm hại hoặc lấy thông tin cá nhân của con.
Một số bà mẹ cho biết, nếu con học giỏi, được khen thưởng thì chắc chắn khi đăng lên sẽ được mọi người khen ngợi. Ngược lại, khi con hư, nếu đăng lên có thể sẽ khiến bé cảm thấy xấu hổ và tự thay đổi. Tuy nhiên, kết quả lại không như vậy, việc con bị bêu xấu, mỉa mai hay bị dán nhãn là hư sẽ khiến trẻ cảm thấy ngại ngùng, có xu hướng làm ngược lại những gì cha mẹ yêu cầu.
3. Đề nghị thay vì yêu cầu
TS Chris Norris, nhà thần kinh học, vật lý trị liệu, phó giáo sư tại ĐH California (Mỹ), cho biết một số phụ huynh có thói quen đề nghị con làm điều gì đó thay vì yêu cầu trực tiếp. Điều này khiến trẻ nhầm tưởng con có quyền từ chối.
Trẻ “phớt lờ” lời bố mẹ lại khiến người lớn bực mình. Vì thế, ông khuyên nếu muốn con làm gì, phụ huynh nên đưa ra yêu cầu rõ ràng.
Nếu muốn con làm gì, phụ huynh nên đưa ra yêu cầu rõ ràng. Ảnh minh họa
4. “Con phải luôn nghe lời người lớn”
Cha mẹ thường mơ mộng về việc con cái luôn nghe lời mình. Nhưng họ không nghĩ rằng thói quen luôn chăm chăm nghe theo lời người khác hoặc các quy tắc có thể gây hại cho tương lai của con cái họ. Laura Markham – nhà tâm lý học và tác giả của cuốn sách Cha Mẹ Bình Yên, Con Trẻ Hạnh Phúc, chắc chắn rằng những đứa trẻ biết nghe lời sẽ trở thành những người lớn biết nghe lời.
Những người trưởng thành như vậy có ít cơ hội tự đứng lên bảo vệ mình hơn và họ có nhiều khả năng trở thành nạn nhân của những kẻ thao túng và không chung thủy. Họ cũng có thể sẽ có xu hướng làm theo yêu cầu của người khác mà không hề hỏi han hay có tinh thần tự chịu trách nhiệm. Đó là lý do tại sao việc dạy trẻ cách nói “không” và bày tỏ ý kiến của mình là điều cần thiết.
5. Loại bỏ mọi trở ngại giúp con
Nhà giáo dục Carol Muleta khuyến khích phụ huynh không nên làm điều này vì nó cướp mất cơ hội để con học hỏi kỹ năng mới. Cha mẹ loại bỏ mọi chướng ngại vật cũng khiến con không học được cách “đấu tranh” cho thứ mình muốn. Ngoài ra, Muleta cho rằng việc này truyền tải thông điệp cha mẹ đang không tin tưởng con.
Nhiều ông bố, bà mẹ cho rằng con quá bé bỏng để có thể giải quyết mọi vấn đề nên “con cứ việc chơi, còn lại để bố mẹ lo”. Tuy nhiên, sự bao bọc của bố mẹ sẽ hình thành một đứa trẻ phụ thuộc, ỷ lại, không có tính tự lập trong cuộc sống. Nhiều cha mẹ tưởng rằng làm như vậy là giúp con nhưng thực ra lại đang hại con.
Nếu có cơ hội được tự mình vượt qua các chướng ngại vật, trẻ sẽ dần trưởng thành và học cách tự lập trên chính đôi chân của mình. Dĩ nhiên, trẻ vẫn luôn cần bố mẹ theo sau chỉ bảo và đưa ra lời khuyên đúng đắn.
6. Thương lượng với con
Về lý thuyết, thương lượng với con có vẻ sẽ giúp trẻ học được sự kiên nhẫn, hợp tác. Tuy nhiên, nhà giáo dục Susan North cho rằng điều này khiến trẻ không hạnh phúc.
Trẻ chưa hiểu nhiều về tiền bạc, thời gian, an toàn, dinh dưỡng, sức khỏe. Người lớn thương lượng với con về vấn đề này khiến trẻ tưởng được coi ngang hàng nhưng thực tế không phải. Lúc đó, con sẽ thất vọng.
7. “Đạt điểm 9, 10 mới là tốt, điểm kém là xấu”
Cách chắc chắn khiến con bạn phải chịu đựng cảm giác căng thẳng, âu lo cả đời là áp đặt “hội chứng học sinh chỉ được điểm giỏi” lên người chúng. Điều tốt nhất mà cha mẹ có thể làm cho con cái của họ là giải thích rằng những thất bại sẽ không ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình dù theo bất kỳ cách nào và trẻ sẽ luôn được lắng nghe, luôn được yêu thương trong mọi trường hợp.
Nhà tâm lý học lâm sàng, Tiến sĩ Stephanie O’Leary tin rằng thất bại có thể có lợi cho trẻ vì nhiều lý do. Nó dạy trẻ cách đối phó với một tình huống tiêu cực, cung cấp kinh nghiệm sống quý giá và giúp trẻ tìm ra giải pháp cho những tình huống khó khăn trong tương lai mà không sợ thất bại.
Đây có lẽ cũng chính là nguồn cơn của tất cả các câu chuyện vì sao những học sinh cá biệt thường kiếm được nhiều tiền hơn học sinh giỏi. Bởi lẽ, học sinh cá biệt không hề sợ vấp ngã và sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, trong khi học sinh giỏi lại không có khả năng chống chọi vì luôn sợ thất bại.
8. Tập trung vào hoạt động nhóm hơn cho con tự chơi
TS Jessica Myszak – nhà tâm lý học trẻ em, Giám đốc Trung tâm Chữa lành Helpand – cho biết cha mẹ nên dành thời gian để con tự chơi, học thay vì lên lịch trình sẵn cho mọi thứ, đặc biệt các hoạt động tập thể. Trong khi đó, trẻ phát triển trí não, khả năng tưởng tượng khi chơi một mình hay cảm thấy buồn chán.